Thời kỳ Tam quốc, có người nói tổng sản lượng sản xuất, tổng dân số cùng lực lượng quân đội của Thục quốc không bằng một phần ba của nhà Ngụy.
Trong tình thế như vậy, việc Gia Cát Lượng kiên trì bền bỉ đưa quân Bắc phạt chính là hành động tổn hao sức người sức của.
Nhưng ai bảo dân số ít, GDP thấp thì không thể dẫn binh tấn công nước khác, nếu như thế thì Hung Nô, Mông Cổ hay Mãn Thanh đều không có khả năng xâm chiếm được trung nguyên.
Chẳng lẽ bởi vì sau khi so sánh các chỉ số kinh tế ấy, thì một quốc gia nếu không đánh được lại chỉ có thể ngồi đấy chờ chết hay sao? Chính điểm này đã cho thấy sự cúc cung tận tụy, hết lòng vì nhà Thục cùng tài năng quân sự của Gia Cát Lượng.
Vì muốn giúp Lưu Bị hoàn thành di nguyện mà Gia Cát Lượng không tiếc thân mình sáu lần đưa quân Bắc phạt, nhiều lần cùng Ngụy quốc giao chiến tại Kỳ Sơn, Quan Trung….
Mặc dù không thể một lần giành được chiến thắng hoàn toàn, song qua mỗi lần Bắc phạt nhà Thục vẫn luôn chiếm được ưu thế.
Công nguyên năm 234, Gia Cát Lượng lại lần nữa đích thân thống lĩnh hơn 10 vạn đại quân đến Kỳ Sơn, quân đội Thục quốc theo sự chỉ huy của Thừa tướng, một đường đánh thẳng đến bờ sông Vị Thủy.
Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim.
Khi tin tức chiến bại liên miên truyền về kinh thành Lạc Dương, Ngụy Minh Đế Tào Duệ khẩn cấp triệu tập quần thần bàn bạc kế sách. Vốn dĩ đội quân của Tào Ngụy có Tào Chân chỉ huy quân đội ngoài tiền tuyến, trải qua mấy chục năm cống hiến đạt được sự tín nhiệm của 3 đời đế vương là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Duệ, bản thân cũng đã làm hết trách nhiệm ngăn cản nhiều lần tấn công của Gia Cát Lượng, nhưng tiếc là bấy giờ Tào Chân đã qua đời.
Nhà Phật chỉ ra 2 kiểu người mệnh khổ phúc mỏng, không sớm thay đổi sẽ chỉ gặp tai ương bất hạnh
Ngụy Minh Đế hết cách, đành phải nhờ đến Tư Mã Ý – vị mưu thần có tiếng đã ẩn mình mấy chục năm ra mặt.
Nhưng khi Tư Mã Ý đến tiền tuyến, tự nhận thấy bản thân nếu giao chiến với Gia Cát Lượng sẽ cầm chắc thất bại, nhưng chỉ cần tiếp tục nhẫn nhịn làm con rùa rụt đầu, không giao chiến thì âm mưu quỷ kế của Gia Cát Lượng cũng không thể làm gì được.
Kể cả khi Gia Cát Lượng gửi cho Tư Mã Ý bộ váy áo của phụ nữ, Tư Mã Ý cũng vui vẻ thoải mái mặc lên người.
Nhưng đối mặt với tinh thần hăng hái quyết chiến của tướng lĩnh Ngụy quốc, Tư Mã Ý cũng không thể
chống đỡ nổi nữa, thỉnh cầu xin được dẫn quân ra trận. Kết quả là Tào Duệ đã giao cho lão tướng Tân Tì đảm nhận vị trí đại tư mã, lập doanh trại tại đồng bằng Ngũ Trượng.Tân Tì không nói gì nhiều, đem tín vật Hoàng đế giao cho đặt trước doanh trại nói một câu, rằng ai muốn đánh thì phải bước qua xác ta.
Sức cùng lực kiệt, Gia Cát Lượng đã qua đời tại gò Ngũ Trượng trong lần Bắc phạt thứ 5. Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim.
Khi Gia Cát Lượng sau khi nghe được chuyện này đã ngẩng mặt lên trời cao mà than rằng: “Một Tư Mã Ý, ta còn có thể kích cho hắn ra trận, nay lại thêm Tân Tì tới, sự nghiệp Bắc phạt của ta e là khó giành được chiến công gì. Mệnh ta hết ở đây rồi!”
Sau đó, Gia Cát Lượng bênh nặng qua đời tại đồng bằng Ngũ Trượng. Ngụy Minh Đế khen thưởng công lao lớn của Tân Tì, thăng chức cho ông làm Vệ Úy, ban cho ông đặc ân sau khi chết được thờ tại Tổ miếu Tào Tháo.
*Theo quan điểm của Sohu (Trung Quốc)