4 điều ít ai biết về “ông lớn” TMĐT Lazada

1616557479721 0 0 816 1306 crop 1616557483809 63752201616774

Tại Việt Nam, chỉ tính trong năm 2020, số lượng nhà bán hàng trên toàn sàn Lazada đã tăng trưởng 220%. LazMall – hệ thống gian hàng chính hãng của Lazada Việt Nam cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng về số lượng đơn hàng và khách hàng đến hơn 3 lần trong các lễ hội mua sắm và hơn 2 lần trong các ngày thường. Bên cạnh đó, Lazada Việt Nam cũng ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt với nỗ lực đồng hành cùng người tiêu dùng, nhà bán hàng, các thương hiệu đối tác.

Việc nhiều năm liền nằm trong top các công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam hay là nền tảng TMĐT thu hút nhiều nhân sự tài năng nhất cũng khẳng định thêm vị thế của Lazada trong thị trường TMĐT tại Việt Nam.

Đâu là bí mật phía sau sự phát triển ấn tượng và bền vững này của Lazada?

Đốt tiền để có khách hàng: Nên hay không nên?

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng trưởng ấn tượng với mức tăng lên đến 18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh giữa các nền tảng TMĐT càng trở nên căng thẳng và “khốc liệt” hơn bao giờ hết. Nhiều người cho rằng, hệ quả tất yếu của cuộc chiến cạnh tranh này là các sàn thi nhau “đốt tiền” để triển khai hàng loạt các chương trình khuyến mãi, trợ giá giao hàng để thu hút cả người mua hàng và nhà bán hàng.

Tuy nhiên, theo ông James Dong – Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam, Lazada không lựa chọn “đốt tiền” để có khách hàng hay chạy theo các chỉ số ngắn hạn, vì các bài học kinh nghiệm ở thị trường quốc tế đã cho thấy người mua, người bán, các nhãn hàng sẽ hành xử rất khác khi doanh nghiệp ngừng “đốt”. Thay vào đó, ông và đội ngũ ở Lazada Việt Nam luôn phải tự hỏi mình trong bất cứ kế hoạch nào là: Chúng ta có muốn thực hiện điều đó trong những năm tới và cả thập kỷ tới hay không?

Một trong những điểm khác biệt và là ưu thế nổi bật của Lazada là họ không buộc phải làm hài lòng nhà đầu tư bên ngoài nào, vì vậy trong cuộc đua về lượt truy cập website, chúng ta dễ dàng thấy Lazada theo đuổi con đường riêng của họ, trong khi các đối thủ vẫn chật vật để hơn thua từng con số lượt ghé thăm.

“Trên thực tế, việc tạo ra web traffic – lượt truy cập không tốn kém nhiều, nhưng để đạt được sự chuyển đổi từ lượt truy cập thành giao dịch hay người mua thì lại là một câu chuyện khác. Con số cần lưu ý ở đây là tỷ lệ chuyển đổi trên điện thoại cao gấp 8 lần trên máy tính” – ông James Dong cho biết – “Lazada không đặt trọng tâm vào lượt truy cập ảo mà vào tỷ lệ chuyển đổi và cuối cùng là chuyển thành người mua. Người mua là điều ở lại với chúng tôi lâu dài chứ không phải lượt truy cập.”

4 điều ít ai biết về ông lớn TMĐT Lazada - Ảnh 1.

Như một kết quả tất yếu, 95% lượng người mua của Lazada đến từ điện thoại và chỉ tính riêng trong năm 2020, số lượt xem livetream hàng ngày trên ứng dụng Lazada tăng gần 25 lần, số lượng đơn hàng thành công thông qua kênh LazLize cũng đạt kết quả ấn tượng khi tăng 45 lần so với năm 2019.

“Sinh tồn” trong môi trường khắc nghiệt: Khó hay dễ?

Môi trường Thương mại điện tử (TMĐT) luôn bị “định kiến” là một môi trường khắc nghiệt, “bào” nhân sự với các chiến dịch mua sắm nối tiếp nhau. Nhưng thực tế ở Lazada Việt Nam lại chứng minh điều ngược lại, có nhiều nhân viên đã làm ở công ty từ những ngày đầu thành lập tới giờ, và không ít nhân viên khi được hỏi đều nói mong muốn cống hiến cho công ty lâu dài và sẵn sàng giới thiệu công việc tại Lazada với các bạn bè của mình. Lý do này đến từ đâu?

4 điều ít ai biết về ông lớn TMĐT Lazada - Ảnh 2.

Do bản chất luôn vận động và biến chuyển nhanh chóng, công việc tại Lazada đòi hỏi mỗi nhân sự phải luôn tập trung cao độ và làm việc dưới áp lực rất cao, đặc biệt là trong những giai đoạn cao điểm của Lễ hội mua sắm. Tuy nhiên, nền tảng này luôn có những đãi ngộ đặc biệt đối với các nhân viên của mình. Đầu tiên phải kể đến mức thu nhập và phúc lợi đi kèm thuộc hàng top tại thị trường Việt Nam. Kế đến là các hoạt động đào tạo, cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới về ngành kinh tế số trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Cuối cùng, chính là không gian làm việc và các hoạt động vui chơi giải trí giúp nhân viên có khoảng thời gian thư giãn sau giờ làm việc.

4 điều ít ai biết về ông lớn TMĐT Lazada - Ảnh 3.

Vậy nên, chắc chắn sẽ không có một câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi “Làm việc trong môi trường khắc nghiệt như TMĐT là khó hay dễ”, nhưng với Lazada Việt Nam, hãy để “nhịp tim dẫn bước – go where your heart beats”, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy sự gắn kết khó tách rời của mình với môi trường sôi động này!

Buôn có bạn, bán có deals

Nhiều người vẫn thắc mắc vì sao các nền tảng TMĐT như Lazada có thể bán các sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt với mức phí thấp hơn nhiều so với khi mua tại các kênh phân phối truyền thống?

Câu trả lời thực ra vô cùng đơn giản! Lý do đầu tiên là nhờ vào sự hợp tác hiệu quả giữa Lazada và các thương hiệu, các nhà bán hàng để có được nhiều ưu đãi, giảm giá đặc biệt mà vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Những sự hợp tác này có thể đến từ các thương hiệu riêng lẻ, cũng như các tổ chức, hiệp hội thương mại trong và ngoài nước.

4 điều ít ai biết về ông lớn TMĐT Lazada - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, một lý do quan trọng khác để có được mức giá ưu đãi này cho người tiêu dùng, đó là nhờ vào tiềm lực logistics của Lazada. Ngay từ những ngày đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam, Lazada đã tập trung phần lớn đầu tư của mình vào việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và logistics. “Chúng tôi đã xây nhà kho từ 7-8 năm trước đây, tại thời điểm mà chưa nền tảng nào bắt đầu việc này. Cho đến nay, Lazada đã xây dựng và sở hữu hệ thống hạ tầng logistics lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á” – ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc Logistics của Lazada Việt Nam cho biết. Thông qua hệ thống giao nhận hiện đại và tự động hóa của Lazada Việt Nam, nhà bán hàng có thể tối ưu hóa chi phí vận hành và vận chuyển sản phẩm, từ đó, cắt giảm chi phí trên tổng giá thành hàng hóa.

4 điều ít ai biết về ông lớn TMĐT Lazada - Ảnh 5.

Những nỗ lực nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng logistics và tăng cường hợp tác với các thương hiệu và nhà bán hàng của Lazada đã và đang thay đổi phần nào định kiến “của rẻ là của ôi” của người tiêu dùng, để mang đến những sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng trong thời gian ngắn nhất với chi phí cạnh tranh.

Cần gì để giữ chân khách hàng?

Với hơn 130 triệu người dùng tích cực hàng tháng và sản lượng đơn đặt hàng tăng trưởng hơn 100% mỗi năm, một trong những bài toán hàng đầu của Lazada trên toàn khu vực là nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua mô hình shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí.

Nhắc đến Shoppertainment là không thể không nhắc đến các hoạt động livestream và gamification. Tiên phong triển khai mô hình này từ năm 2017 tại Việt Nam, trong năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Lazada đã đẩy mạnh đầu tư vào Livestream với số lượng tăng hơn 10 lần, đạt được số lượt xem livestream hàng ngày trên ứng dụng Lazada tăng gần 25 lần. Trong đó, đại nhạc hội trước các Lễ hội mua sắm thu hút đến 15 triệu lượt xem.

4 điều ít ai biết về ông lớn TMĐT Lazada - Ảnh 6.

Đối với mảng game, trong năm 2020, Lazada cũng ghi nhận số lượt khách hàng thường xuyên tương tác với LazGame mỗi ngày tăng hơn 2.5 lần, số lượt khách hàng thu thập xu LazCoin tăng hơn 2 lần, trong đó số lượng xu mỗi khách hàng thu thập cũng cao hơn 3 lần.

Không dừng lại tại đó, ngay trong dịp Lễ hội mua sắm “WOW! Siêu show sinh nhật Lazada, quà bao la” từ ngày 27/3 – 29/3/2021, Lazada sẽ lần đầu tiên cho ra mắt tính năng “Voucher tích lũy” – hỗ trợ người tiêu dùng thu thập, tích lũy và cộng dồn giá trị voucher mỗi ngày. Giá trị của mỗi voucher được tạo riêng phù hợp với sở thích và giúp tiết kiệm ngân sách của mỗi khách hàng. Người tiêu dùng có thể thu thập voucher từ ngày 20/3 đến ngày 29/3/2021 và sử dụng trong suốt Lễ hội mua sắm này. Xem thông tin chi tiết tại đây.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *